Thứ Bảy, ngày 23 tháng 9 năm 2023

Cổng thông tin điện tử

Công nghiệp hỗ trợ

Việt Nam xuất khẩu máy móc thiết bị tăng 30,3% trong 9 tháng năm 2022
Thứ Ba_4/10/2022 Chuyên mục: Cơ khí chế tạo

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng hiện là nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam (chỉ sau điện thoại và máy vi tính). Trong 9 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị của Việt Nam đạt 34,2 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu máy móc thiết bị của khối DN FDI chiếm tỷ trọng 92,92% đạt 31,78 tỷ USD, tăng 30,71% so với cùng kỳ năm 2021.

Ảnh: Xuất khẩu máy móc thiết bị tăng 30,3% trong 9 tháng năm 2022

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 9/2022, kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng của Việt Nam đạt gần 4,15 tỷ USD, giảm 7,73% so với tháng 8/2022 song tăng 38,79% so với với tháng 9/2021; chiếm tỷ trọng 12,11% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Tính chung 9 tháng năm nay, tổng xuất khẩu máy móc thiết bị của cả nước 34,2 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm tỷ trọng 13,9%.

Trong đó, xuất khẩu máy móc thiết bị của khối doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI) tháng 9/2022 đạt trên 3,9 tỷ USD, giảm 6,95% so với tháng trước nhưng tăng 40,09% so với cùng kỳ năm trước; chiếm tỷ trọng tới 94,42% tổng trị giá xuất khẩu mặt hàng này của cả nước. Tổng trị giá xuất khẩu máy móc thiết bị của khối DN này 9 tháng năm 2022 đạt hơn 31,78 tỷ USD, tăng 30,71% so với cùng kỳ năm 2021; chiếm tỷ trọng 92,92% (cao hơn so với tỷ trọng 92,63% của 9 tháng năm 2021).

Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị của Việt Nam theo tháng giai đoạn 2019-2022 (ĐVT: triệu USD)

pt 47a.PNG 

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu máy móc thiết bị lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng năm 2022 với tổng kim ngạch đạt gần 15,1 tỷ USD, tăng 30,13% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm tỷ trọng tới 44,14% tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị của cả nước.

Xuất khẩu máy móc thiết bị sang khối thị trường EU-27 chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong 9 tháng năm nay (chiếm 12,2%) đạt hơn 4,17 tỷ USD, tăng 40,58% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Hà Lan và Đức là hai thị trường tiêu thụ lớn nhất trong khối EU với kim ngạch trên 1 tỷ USD.

Tiếp đến là các thị trường: Trung Quốc chiếm 7,79%; ASEAN chiếm tỷ trọng 7,12%; Hàn Quốc chiếm 6,17%; Nhật Bản chiếm 6,05%; Anh chiếm 1,87%; Hồng Kông chiếm 1,85%; Ấn Độ chiếm 1,74%; Mexico chiếm 1,45%…

Đáng chú ý, xuất khẩu máy móc thiết bị sang một số thị trường trong 9 tháng năm nay tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021 như: Angola tăng 1.294%; Brunei tăng 471,66%; Colombia tăng 310,92%; Romania tăng 101,98%; Mozambique tăng 82,82%; Thái Lan tăng 80,29%; Australia tăng 76,8%. Riêng trong tháng 9/2022, xuất khẩu máy móc tăng mạnh sang các thị trường: Phần Lan tăng 310,15%; Bỉ tăng 232,56%; Lào tăng 230,28%; Colombia tăng 217,33%; Myanmar tăng 213,44%; Thái Lan tăng 197,27%; Mozambique tăng 165,01%; Hà Lan tăng 139,87%; Ai Cập tăng 138,23%; Indonesia tăng 106,79%...

Về tỷ trọng kim ngạch, các thị trường có tỷ trọng tăng so với cùng kỳ 9 tháng là: EU-27 tăng 0,89%; ASEAN tăng 0,77%; Hà Lan tăng 0,64%; Thái Lan tăng 0,56%; Trung Quốc tăng 0,53%; Australia tăng 0,33%; Malaysia tăng 0,21%… Ngược lại, các thị trường có tỷ trọng giảm là: Nhật Bản giảm 1,11%; Hàn Quốc giảm 0,85%; Nga giảm 0,33%; Hồng Kông giảm 0,27%; Áo giảm 0,14%; Chile giảm 0,12%...

Biểu đồ 2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu máy móc thiết bị 9 tháng năm 2022

(ĐVT: % tính theo kim ngạch)

pt 47b.PNG

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan

Bảng 1: Thị trường xuất khẩu máy móc, thiết bị của Việt Nam trong tháng 9 và 9 tháng năm 2022

Thị trường xuất khẩu Tháng 9/2022 (triệu USD)So với T8/2022 (%)So với T9/2021 (%)9 tháng năm 2022 (triệu USD)So với 9T/2021 (%)Tỷ trọng 9T/2022 (%)Tỷ trọng 9T/2021 (%)
Tổng4.145,01-7,7338,7934.204,8530,3100100
Trong đó:Khối DN FDI3.913,76-6,9540,0931.783,1130,7192,9292,63
FTA RCEP1.118,54-17,7820,499.746,1028,5728,4928,88
FTA CPTTP481,7-20,7411,864.629,2725,5513,5314,05
FTA EAEU3,79-52,63-84,7896,91-39,060,280,61
Hoa Kỳ1.912,518,1547,9915.096,9530,1344,1444,19
EU-27563,47-6,1993,614.172,8540,5812,211,31
Trung Quốc376,68-11,0956,872.662,9139,747,797,26
ASEAN282,34-7,1651,32.436,0246,127,126,35
Hàn Quốc196,57-37,42-29,062.109,2514,386,177,02
Nhật Bản223,99-8,7922,652.070,0410,096,057,16
Anh91,48-1,3985,47638,9334,481,871,81
Hồng Kông60,12-27,13-9,72633,2213,761,852,12
Ấn Độ83,05-17,7649,85596,7325,881,741,81
Mexico54,17-19,0951,75495,650,351,451,26
Australia34,07-49,34-6,94430,1576,81,260,93
Đài Loan37,68-18,9840,61354,2637,681,040,98
Canada24,83-36,06-13316,3443,490,920,84
Chile31,68-54,45-16,21295,5515,070,860,98
UAE30,524,517,85244,4317,680,710,79
Brazil12,21-23,45-20,69154,966,950,450,55
Nga3,79-52,63-84,7896,91-39,060,280,61
Thổ Nhĩ Kỳ8,56-7,0440,1183,3852,30,240,21
Colombia11,05-25,76217,3382,39310,920,240,08
Nam Phi5,16-5,8443,647,0243,990,140,12
Ả Rập Xê Út2,89-27,5250,5740,5755,70,120,1
New Zealand4,89-12,93-7,0737,74-5,840,110,15
Achentina2,36-62,5942,9732,9461,780,10,08
Ai Cập6,37123,19138,2328,0916,510,080,09
Bangladesh0,73-54,5815,6811,18-2,650,030,04
Thụy Sỹ1,0910,9473,0210,43-19,060,030,05
Pakistan1,0135,52-42,649,42-26,670,030,05
Cộng hòa Tanzania0,55-27,4381,515,9825,760,020,02
Mozambique1,44439,8165,014,4582,820,010,01
Ukraine0,13-54,93-92,263,84-66,340,010,04
Na Uy0,49-15,94-7,332,88-44,930,010,02
Angola0,54891,48 2,631.294,000,010,001

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan

Chủng loại máy móc, thiết bị được Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất trong 9 tháng năm 2022 là thiết bị điện dùng cho điện thoại hữu tuyến với tổng kim ngạch đạt gần 15,36 tỷ USD, tăng 56,57% so với cùng kỳ năm 2021; chiếm tỷ trọng 44,9% tổng trị giá xuất khẩu máy móc thiết bị của cả nước (tăng mạnh so với mức tỷ trọng 37,37% của 9 tháng năm 2021). Riêng trong tháng 9/2022, xuất khẩu chủng loại này đạt 2,31 tỷ USD, tăng nhẹ 0,49% so với tháng 8/2022 và tăng mạnh 72,42% so với tháng 9/2021.

Tiếp đến là các chủng loại: Biến thế điện, máy biến đổi điện tĩnh đạt hơn 3,13 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 9,16%; ắc quy điện đạt 1,6 tỷ USD, chiếm 4,69%; động cơ điện và máy phát điện đạt 1,35 tỷ USD, chiếm 3,95%...

Đáng chú ý, xuất khẩu nhiều chủng loại máy móc thiết bị trong 9 tháng năm 2022 tăng cao so cùng kỳ năm 2021 là: Rađa, các thiết bị dẫn đường bằng sóng vô tuyến tăng 1.066%; thiết bị tinh thể lỏng; thiết bị tạo tia laser; các thiết bị và dụng cụ quang học khác tăng 854,9%; thiết bị và dụng cụ dùng để hàn tăng 599,99%; động cơ đốt trong tăng 341,69%; các loại máy cán tăng 323,13%; thiết bị ghi thời gian tăng 282,81%; máy chế biến bột giấy từ vật liệu sợi xenlulo tăng 180,36%; máy dùng để sơ chế thuộc da tăng 174,29%; máy chế biến công nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống tăng 172,72%...

Bảng 2: Tham khảo một số chủng loại máy móc, thiết bị xuất khẩu trong tháng 9 và 9 tháng năm 2022

Chủng loại xuất khẩuTháng 9/2022
(triệu USD)
So với
T8/2022 (%)
So với
T9/2021 (%)

9 tháng 2022

(triệu USD)

So với 9T/2021 (%)Tỷ trọng 9T/2022 (%)Tỷ trọng 9T/2021 (%)
Thiết bị điện dùng cho điện thoại hữu tuyến2.310,520,4972,4215.358,9256,5744,9037,37
Biến thế điện, máy biến đổi điện tĩnh278,24-32,4119,253.134,4912,309,1610,63
Ắc quy điện200,0712,3670,121.603,6328,324,694,76
Động cơ điện và máy phát điện136,13-10,1636,401.350,3711,723,954,60
Thiết bị điện để đóng ngắt mạch92,37-16,41-5,21936,844,372,743,42
Thiết bị và dụng cụ dùng cho ngành y99,49-10,1365,16907,8710,812,653,12
Dụng cụ cầm tay hoạt động bằng khí nén69,17-24,24-32,99835,776,972,442,98
Vòi, van và các thiết bị tương tự77,01-4,3514,88702,8714,122,052,35
Bảng, panen, giá đỡ, bàn tủ74,17-21,5046,42656,3410,931,922,25
Bơm không khí hoặc bơm chân không64,15-4,6329,99610,48-0,221,782,33
Thiết bị điện phát tín hiệu thông tin90,691,54108,55560,3679,651,641,19
Rađa, các thiết bị dẫn đường bằng sóng vô tuyến46,1410,59112,04387,191.065,881,130,13
Nam châm điện44,84-11,9174,44366,7978,921,070,78
Máy và thiết bị điện26,93-15,76-28,53359,644,211,051,31
Thiết bị và phụ kiện cơ khí34,03-13,1721,33349,8831,831,021,01

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan​


Tác giả: Ban biên tập tổng hợp
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

ĐỐI TÁC