Thứ Sáu, ngày 9 tháng 6 năm 2023

Cổng thông tin điện tử

Công nghiệp hỗ trợ

Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp hàng dệt may hàng đầu vào Hoa Kỳ sau 4 năm bị áp thuế quan Mục 301
Thứ Ba_6/12/2022 Chuyên mục: Dệt may

Mặc dù bị áp thuế theo Mục 301, nhưng Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp hàng đầu hàng may mặc vào thị trường Hoa Kỳ trong suốt 4 năm qua và dự kiến nhiều năm tiếp theo. Hiện chưa có nhà cung cấp nào có thể thay thế hoặc bù đắp hoàn toàn phần thiếu hụt từ thị trường Trung Quốc, dù các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đã và đang tìm cách đa dạng nguồn cung ứng sang các thị trường khu vực châu Á cũng như quay về với các thị trường gần. Tuy nhiên, quy mô sản xuất cũng như trình độ sản xuất của hầu hết các nhà cung ứng này vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu khổng lồ từ thị trường Hoa Kỳ.

pt 17.jpg

Bất chấp các hành động thuế quan theo Mục 301, Trung Quốc vẫn là cơ sở tìm nguồn cung ứng hàng may mặc quan trọng cho nhiều công ty thời trang Hoa Kỳ mà không có giải pháp thay thế thực tế nào. Theo số liệu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, năm 2021 – sau 4 năm chịu các mức thuế quan, Trung Quốc vẫn chiếm gần 40% hàng may mặc nhập khẩu của Hoa Kỳ về số lượng và khoảng 1/3 về trị giá tính đến năm 2021. Tuy nhiên, sang 10 tháng năm 2022, Trung Quốc chỉ còn chiếm 35% nhập khẩu hàng may mặc của Hoa Kỳ về số lượng và 22,2% về trị giá, vẫn đứng đầu về nguồn cung cấp hàng may mặc vào thị trường Hoa Kỳ. Hơn nữa, hiện các công ty thời trang Hoa Kỳ tiếp tục tìm kiếm các nhà cung cấp Trung Quốc để thực hiện các đơn đặt hàng yêu cầu số lượng đặt hàng tối thiểu nhỏ, tính linh hoạt và đa dạng về loại sản phẩm.

Nhập khẩu hàng may mặc từ Trung Quốc làm tăng chi phí tìm nguồn cung ứng và cắt giảm tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp, thương hiệu Hoa Kỳ. Đáng chú ý, theo cuộc khảo sát điểm chuẩn năm 2021 của Hiệp hội Công nghiệp Thời trang Hoa Kỳ, gần 90% doanh nghiệp được hỏi nói rõ ràng rằng cuộc chiến thuế quan đã trực tiếp làm tăng chi phí tìm nguồn cung ứng của công ty họ. 74% cho rằng cuộc chiến thuế quan làm tổn hại đến tài chính của công ty họ.

Khi các công ty bắt đầu chuyển các đơn đặt hàng từ Trung Quốc sang các nhà cung ứng châu Á khác như Việt Nam, Bangladesh và Campuchia để tránh phải trả thuế trừng phạt, chi phí sản xuất của các nước này đều tăng lên do năng lực sản xuất hạn chế. Nói cách khác, việc tìm nguồn cung ứng từ mọi nơi trở nên đắt đỏ hơn do Mục 301 áp thuế vào Trung Quốc.

Thương mại dệt may giữa Hoa Kỳ và khu vực Tây Bán cầu được kỳ vọng sẽ cải thiện mạnh khi mục 301 được thực thi, do hàng của Trung Quốc trở nên kém cạnh tranh hơn về giá, dẫn đến việc tìm nguồn cung ứng gần hơn từ các thị trường Tây bán cầu. Tuy nhiên, thực tế, kết quả thương mại dệt may giữa Hoa Kỳ và khu vực Tây bán cấu không đạt được như kỳ vọng.

Chuỗi cung ứng hàng dệt may ở Tây bán cầu (WHEMI) (ví dụ: quần áo sản xuất tại Mexico hoặc Trung Mỹ sử dụng hàng dệt của Hoa Kỳ hoặc sản xuất trong khu vực) dường như gặp khó khăn hơn trong những năm gần đây. Tính đến năm 2021, chỉ 20% hàng dệt may nhập khẩu của các quốc gia WH đến từ WH, giảm từ 26% vào năm 2015. Tương tự như vậy, các quốc gia WH (chủ yếu là Hoa Kỳ và Canada) chỉ nhập khẩu 14,6% quần áo từ WH vào năm 2021, giảm từ 15,3 % vào năm 2015 và thấp hơn nhiều so với các đối tác EU (37% vào năm 2021). Riêng 10 tháng đầu năm 2022, thị phần hàng may mặc của các thị trường ở Tây bán cầu bị thu hẹp từ 17,34% xuống 16,09% về trị giá và từ 14,38% xuống 13,08% về lượng. Kết quả này cho thấy năng lực sản xuất hàng may mặc của các thị trường trong khu vực Tây bán cầu vẫn còn rất yếu và chưa thể đáp ứng được nhu cầu khổng lồ của thị trường Hoa Kỳ trong nhiều năm tới.

Bảng: Nhập khẩu hàng dệt và may mặc của Hoa Kỳ 10 tháng năm 2022

Thị trường chủ yếuThay đổi trong 10T/2022 so với 10T/2021 (%)Tỷ trọng nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ theo trị giá (%)Tỷ trọng nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ theo khối lượng (%)
Về trị giáVề khối lượng10T/202210T/202110T/202210T/2021
Thế giới30,1612,27100,00100,00100,00100,00
_ASEAN35,6318,7231,0029,7527,0725,60
Trung Quốc20,764,9422,1923,9235,0237,46
Việt Nam32,0115,9918,4218,1715,8615,35
_WHEMI20,762,1316,0917,3413,0814,38
_CAFTA-DR25,305,4410,2210,628,829,39
Bangladesh48,5731,399,728,5110,068,60
Ấn Độ45,0425,735,755,164,854,33
Indonesia47,5733,905,685,014,473,75
_OECD27,5111,834,514,601,171,18
Campuchia36,9015,664,434,224,464,33
_USMCA14,34-3,293,604,102,593,00
Mexico14,32-3,753,083,512,452,86
Honduras21,879,433,053,252,872,94
EU 30,2814,182,992,990,490,48
Nicaragua45,7912,602,752,452,052,05
Pakistan35,019,362,732,632,882,95
Sri Lanka32,0422,872,112,081,621,48
Jordan25,9120,851,962,031,131,05
Guatemala23,796,061,912,011,271,34
El Salvador10,65-6,191,882,221,862,23
Italia33,7411,951,851,800,260,26

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ​

Tác giả: Ban biên tập tổng hợp
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

ĐỐI TÁC