Thứ Bảy, ngày 23 tháng 9 năm 2023

Cổng thông tin điện tử

Công nghiệp hỗ trợ

Thị phần hàng dệt may của Việt Nam tại Nhật Bản tăng nhẹ
Thứ Ba_6/12/2022 Chuyên mục: Dệt may

10 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản tăng 27,22% so với cùng kỳ năm 2021 nhưng chỉ tăng 2,95% so với cùng thời điểm trước dịch Covid-19. Thị phần hàng dệt may của Việt Nam tại Nhật Bản tăng nhẹ từ 11,4% lên 11,89% về lượng; 13,27% lên 13,79% về trị giá trong 8 tháng năm 2022.

pt 16.jpg

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 10 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 3,56 tỷ USD, tăng 27,22% so với 10 tháng năm 2021 và chỉ tăng 2,95% so với 10 tháng năm 2019. Trong đó, hàng may mặc là động lực tăng trưởng xuất khẩu chính của nhóm hàng này. Xuất khẩu nhóm hàng dệt dù tăng trưởng NPL và mặt hàng xơ sợi cũng tăng trưởng khá, nhưng xuất khẩu vải lại giảm. Ngoài ra, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng dệt trên tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt và may mặc vẫn thấp, chưa tác động nhiều đến xu hướng xuất khẩu của ngành dệt may sang Nhật Bản.

Đáng chú ý, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng dệt đã cải thiện nhẹ so với thời điểm trước dịch Covid-19, đạt 7,39% tăng so với 5,93%. Tuy nhiên, cơ cấu tỷ trọng xuất khẩu giữa hàng dệt và may mặc sang thị trường Nhật Bản nhiều khả năng sẽ ổn định trở lại trong năm 2023 khi các tác động của dịch bệnh Covid-19 biến mất. Việc tỷ trọng nhóm hàng dệt thu hẹp từ 8,2% trong 10 tháng năm 2021 xuống 7,39% trong năm 2022 là minh chứng rõ nét nhất cho nhận định cơ cấu sẽ sớm ổn định trở lại.

Bảng: Xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 10 tháng năm 2022

Nhóm hàng10 tháng năm 2022Cơ cấu xuất khẩu (%)
Trị giá (Triệu USD)So với 10T/2021 (%)So với 10T/2019 (%)10T/202210T/202110T/2019
Hàng may mặc3.298,3428,351,3692,6191,8094,07
NPL dệt may, da giày132,0112,9525,723,714,173,04
Xơ, sợi dệt 95,1428,1336,292,672,652,02
Vải mành, vải kỹ thuật khác35,91-6,7218,191,011,380,88
Tổng3.561,4027,222,95100,00100,00100,00

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Về dài hạn, xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tiếp tục thuận lợi, do nhu cầu về hàng dệt và may mặc của Nhật Bản vẫn tăng cao, thị phần hàng dệt và may mặc của Việt Nam vẫn mở rộng. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2023, nhiều khả năng xuất khẩu sẽ chậm lại, tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự đoán chậm lại cũng như lạm phát tăng cao cùng các tác động không chắc chắn bởi yếu tố địa chính trị…

Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Nhật Bản, 8 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản đạt 1,7 triệu tấn, trị giá 2.839 tỷ Yên (19,03 tỷ USD), tăng 3,86% về lượng và tăng 23,40% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, nhập khẩu từ hầu hết các nhà cung cấp chính đều tăng trưởng cao cả về khối lượng và trị giá, ngoại trừ nhập khẩu từ các thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ…

Theo đó, nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản từ Trung Quốc – thị trường cung cấp hàng dệt may số một 8 tháng đầu năm 2022 đạt 937 nghìn tấn, 10,63 tỷ USD, tăng 3,82% về lượng và tăng 21,60% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 53,49% về lượng và 55,9% về trị giá; bị thu hẹp nhẹ so với 53,51% về lượng và 56,93% về trị giá của cùng kỳ năm 2021.

Nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản từ Việt Nam – thị trường cung cấp hàng dệt may thứ 2 vào thị trường này 8 tháng đầu năm 2022 đạt 208 nghìn tấn, trị giá 2,62 tỷ USD, tăng 8,36% về lượng và tăng 28,21% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 11,89% về lượng và 13,79% về trị giá; mở rộng so với 11,4% về lượng và 13,27% về trị giá của cùng kỳ năm 2021.

Dự báo, nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản nhiều khả năng sẽ tăng chậm lại do ảnh hưởng về chi phí sinh hoạt ngày càng gia tăng đối với người tiêu dùng Nhật Bản. Trong bối cảnh đồng Yên suy yếu và giá nguyên liệu thô, dầu thô tăng cao, hơn 20.000 sản phẩm đã hoặc sẽ chứng kiến mức giá tăng trung bình 14% trong năm 2022.

Trong khi đó, việc tăng lương đã kéo theo lạm phát, bất chấp lời kêu gọi của Thủ tướng Fumio Kishida đối với các công ty lớn xem xét tăng lương vì lợi nhuận bền vững. Điều này đồng nghĩa là ít nhất ở hiện tại, các hộ gia đình sẽ cần tiếp tục thắt chặt chi tiêu và dệt may là một trong những mặt hàng nằm trong nhóm các mặt hàng có thể cắt giảm chi tiêu.​

Bảng: Nhập khẩu hàng may mặc của Nhật Bản từ một số thị trường chủ yếu 8 tháng đầu năm 2022

Thị trường chủ yếu8 tháng đầu năm 2022So với 8T/2021 (%)
Lượng (triệu kg)Trị giá (Tỷ Yên)Trị giá (Tỷ USD)Đơn giá (Yên/tấn)Về lượngVề trị giáVề đơn giá
Tổng1752,162839,7519,031.6213,8623,4018,81
Trung Quốc937,201587,2910,631.6943,8221,1616,71
Việt Nam208,39391,492,621.8798,3628,2118,32
Bangladesh59,06115,780,781.9604,6432,4026,52
Indonesia106,43104,640,709831,3022,3720,80
Campuchia34,8799,710,672.85911,5533,7119,86
Myanmar26,8778,600,532.92642,6762,7914,10
Italia3,9471,930,4818.2506,7520,2012,59
Thái Lan85,7070,640,478245,9625,7818,70
Ấn Độ25,4641,530,281.6311,9427,3824,95
Hoa Kỳ29,1934,760,231.19114,6337,9720,36
Hàn Quốc62,5232,140,22514-4,333,658,34
Đài Loan59,6930,720,21515-1,8921,7424,09

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cơ quan Hải quan Nhật Bản

Bảng: Thị phần hàng dệt may của một số thị trường tại Nhật Bản 8 tháng đầu năm 2022

Thị trường chủ yếuThị phần tính theo khối lượng (%)Thị phần tính theo trị giá (%)
8T/20228T/20218T/20228T/2021
 100,00100,00100,00100,00
Trung Quốc53,4953,5155,9056,93
Việt Nam11,8911,4013,7913,27
Bangladesh3,373,354,083,80
Indonesia6,076,233,683,72
Campuchia1,991,853,513,24
Myanmar1,531,122,772,10
Italia0,220,222,532,60
Thái Lan4,894,792,492,44
Ấn Độ1,451,481,461,42
Hoa Kỳ1,671,511,221,09
Hàn Quốc3,573,871,131,35
Đài Loan3,413,611,081,10
Malaysia1,882,160,710,86

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cơ quan Hải quan Nhật Bản


Tác giả: Ban biên tập tổng hợp
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

ĐỐI TÁC