Thứ Sáu, ngày 1 tháng 12 năm 2023

Cổng thông tin điện tử

Công nghiệp hỗ trợ

Thanh Hóa: Thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ
Chuyên mục: Tin chính sách Sự kiện:

Theo kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển CNHT tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2025, Thanh Hóa định hướng phát triển CNHT theo hướng nhanh, bền vững, tạo điều kiện tối đa để thu hút các nguồn lực, đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư và thành phần kinh tế, tập trung ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất CNHT.

Theo kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển CNHT tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2025, Thanh Hóa định hướng phát triển CNHT theo hướng nhanh, bền vững, tạo điều kiện tối đa để thu hút các nguồn lực, đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư và thành phần kinh tế, tập trung ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất CNHT.



    Theo kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển CNHT tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2025, Thanh Hóa định hướng phát triển CNHT theo hướng nhanh, bền vững, tạo điều kiện tối đa để thu hút các nguồn lực, đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư và thành phần kinh tế, tập trung ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất CNHT. Tỉnh Thanh Hóa cũng định hướng 3 lĩnh vực CNHT được ưu tiên, tập trung phát triển là CNHT ngành dệt may, da giày, CNHT ngành ô tô và chế tạo cơ khí, CNHT cho lĩnh vực điện tử.

Đại diện Sở Công Thương tỉnh cho biết, từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã thu hút được một số dự án thuộc lĩnh vực CNHT, các dự án đã đi vào hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Điển hình là Nhà máy STech Vina của nhà đầu tư Hàn Quốc tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn với tổng vốn đầu tư khoảng 12 triệu USD đến nay đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tỉnh Thanh Hóa cũng đang nghiên cứu thành lập cụm công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may nhằm cung cấp các sản phẩm cho các nhà máy sản xuất may mặc trên địa bàn tỉnh và các vùng phụ cận.   

Theo đánh giá của Sở Công Thương tỉnh, mặc dù lộ trình thực hiện phát triển CNHT đã được hoạch định, nhưng để thực hiện thành công và hiệu quả còn là một chặng đường dài. Mục tiêu đặt ra của tỉnh là, đến hết năm 2025, có khoảng 20 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực CNHT có chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế với giá trị sản xuất công nghiệp của CNHT chiếm khoảng 11% giá trị sản xuất công nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Thời gian qua chương trình phát triển CNHT đã được địa phương và các DN quan tâm, nghiên cứu, nhưng trong quá trình triển khai thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ của chương trình vẫn còn khó khăn, vướng mắc như nguồn ngân sách của địa phương còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ phát triển của các DN. Tỉnh mong muốn kêu gọi, thu hút các DN đầu tư vào lĩnh vực CNHT. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cũng như hỗ trợ tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các DN trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Tác giả: Ban Biên tập tổng hợp
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

ĐỐI TÁC