Thứ Bảy, ngày 1 tháng 4 năm 2023

Cổng thông tin điện tử

Công nghiệp hỗ trợ

Nhân lực ngành điện tử cung không đủ cầu
Chuyên mục: Tin hoạt động Sự kiện:

Nếu như trước đây, người tiên phong là Intel và sau đó tới Samsung, thì nay đã có rất nhiều doanh nghiệp đang rục rịch chuyển vào Việt Nam, điều này khiến cho nhân sự ngành điện tử đã khan hiếm lại càng thiếu thốn hơn.

Bên cạnh sự chuyển dịch của các công ty trong chuỗi cung ứng của Apple, các hãng như Foxconn, Luxshare… cũng mở rộng cơ sở sản xuất sẵn có tại Việt Nam. Ngoài ra, Samsung đang có kế hoạch tiếp tục mở rộng nhà máy tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và 2 dự án 100 triệu USD của nhà cung cấp linh kiện cho Samsung là Công ty Hansol Electronics VN cũng đã được tỉnh Đồng Nai cấp giấy phép đầu tư. Điều này dẫn đến nhu cầu về nhân lực của ngành điện tử tăng vọt, bất chấp ảnh hưởng khó khăn do đại dịch. Tính riêng 1 nhà máy của Samsung tại phía Bắc, nhu cầu cần tới 80.000 lao động cả trình độ cao và giản đơn. Các nhà máy khác như Apple cũng cần lượng lao động vô cùng lớn, cho dù quy mô và số lượng nhỏ hơn.

Hệ quả là sự cạnh tranh nguồn nhân lực giữa các công ty trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, mà điển hình là sự mời mọc nhân lực bằng mức lương cao để lôi kéo người lao động từ doanh nghiệp khác để họ nhảy việc. ​

Trong các loại hình nhân sự, vị trí kỹ sư trực tiếp tại các dây chuyền sản xuất, kỹ sư gián tiếp sản xuất (giám sát), kỹ sư nghiên cứu và phát triển (R&D), kỹ sư thiết kế, kỹ sư dự án hiện đang được các công ty điện tử đăng tuyển nhất, tuy nhiên việc liên hệ với các trường đào tạo dạy nghề cao đẳng hoặc đại học chuyên ngành liên quan lại khá khan hiếm, do vậy có nhiều sinh viên đang học năm 2, năm 3 đã được "đặt hàng" và được nhận ngay trong thời gian thực tập. Mặc dù vậy, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam vẫn là vấn đề với nhà tuyển dụng, dẫn đến việc các nhân sự cấp cao của các doanh nghiệp nước ngoài thì đa phần đều do người nước ngoài đảm nhiệm. Hạn chế này một phần do môi trường đào tạo tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều sự bố trí thực hành tại doanh nghiệp và sự cọ xát từ thực tế mà khối lượng lý thuyết vẫn tương đối cao.

Để giải quyết bài toán chất lượng nhân lực, các trường học cần tăng cường hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp, kèm theo đó nhận được sự cam kết và bảo đảm việc làm cho nhân lực Việt Nam, thiết kế khung đào tạo phù hợp kết hợp thực hành tại chính các doanh nghiệp có nhu cầu mới có hi vọng cải thiện được cả về lượng và chất.


Tác giả: Ban biên tập tổng hợp
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

ĐỐI TÁC