
Ảnh minh họa
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, các ngành hàng thủy sản, da giày, dệt may, gỗ xuất khẩu sang các thị trường chính là Hoa Kỳ, EU… là những mặt hàng có sự sụt giảm mạnh nhất. Đặc biệt, một số ngành hàng đang phải đối mặt với áp lực điều tra phòng vệ thương mại như sắt thép, nhựa, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ. Chi phí nguyên liệu đầu vào tăng làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa, gây ra nhiều khó khăn về thị trường trong nước và cả thị trường xuất khẩu xuất khẩu.
Nhiều địa phương tăng cao chỉ số tồn kho
Theo báo cáo của Tổng cục Thông kê, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý I/2023 tăng 4,4% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 19,8% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 17,7%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân quý I năm 2023 là 81,1% (bình quân quý I năm 2022 là 79,9%).
Tính đến 5 tháng đầu năm tại TP. Hồ Chí Minh, chỉ số tiêu thụ trong 5 tháng đầu năm 2023 giảm 4,9%, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 5 năm 2023 ước tính tăng 4% so với tháng trước. Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2023, chỉ số tồn kho đã tăng đến 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao như: sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 53,2%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 55,9%; sản xuất kim loại tăng 87,0%; Sản xuất phương tiện vận tải khác tăng đến 93,3%.
Cũng tình hình chung tương tư như ở Đồng Nai, 5 tháng đầu năm 2023, chỉ số tiêu thụ giảm 8,8% so với cùng kỳ năm trước; chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tăng 5% so với tháng trước đó. rong đó, một số ngành có chỉ số tồn kho tăng lên như: ngành dệt tăng gần 8%; sản xuất sản phẩm giấy tăng 12%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng gần 20%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng hơn 56%...
Nỗ lực vượt qua
Theo thông tin các doanh nghiệp, vấn đề chi phí duy trì hoạt động và giải quyết hàng tồn kho là mối bận tâm lớn nhất hiện nay. Tức là vẫn luôn phải có nguồn tiền trong sản xuất và giữ được các đơn hàng nhưng hiện đang ngày một khó khăn hơn. Tình hình khó khăn về sản xuất, xuất khẩu có thể sẽ kéo dài đến cuối năm 2023, chứ không phải chỉ đến đầu quý III/2023 như dự báo ban đầu. Sau thời gian dài, nguồn lực của doanh nghiệp đang giảm nhanh. Để vượt qua gia đoạn khó khăn này, nhiều doanh nghiệp buộc phải cơ cấu lại các mặt hàng, tìm hiểu nhu cầu thực tế của thị trường.
Các doanh nghiệp rất mong thị trường sớm hồi phục để sản xuất, kinh doanh trở lại bình thường. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về đẩy mạnh xúc tiến thương mại tại các thị trường trong nước và thế giới sẽ được triển khai mạnh mẽ, quyết liệt đi vào thực chất, cụ thể để kích cầu sức mua tăng từ đó kéo theo sự gia tăng dồi dào của nguồn cung, doanh nghiệp có thêm nhiều đơn hàng sẽ giải phóng được nguồn hàng tồn kho.
Ông Lê Tiến Trường Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho rằng thị trường xấu có thể kéo dài tới năm 2024, một trong những mục tiêu xuyên suốt trong điều hành là liên tục dự báo và đưa ra giải pháp thích ứng với thị trường bất định, trong đó chú trọng các giải pháp bảo tồn nguồn lực doanh nghiệp vượt qua năm kinh doanh có nhiều khó khăn.
Theo ý kiến của Ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, các địa phương cần khẩn trương có các chính sách, giải pháp hỗ trợ về tài chính với các doanh nghiệp công nghiệp để các doanh nghiệp có điều kiện sản xuất, kinh doanh ổn định. Xây dựng và triển khai hiệu quả các chương trình phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn, tập trung nâng cao năng lực các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Những nỗ lực tạo thuận lợi về thương mại, các chính sách và thủ tục được đơn giản hóa, các hoạt động kiểm tra chuyên ngành được cải cách nhằm giúp giảm chi phí, giảm thời gian thông quan sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp rất nhiều trong lúc khó khăn như thế này.