Thứ Ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024

Cổng thông tin điện tử

Công nghiệp hỗ trợ

Ngành sản xuất điện tử tăng trưởng nhờ thu hút đầu tư nước ngoài
Thứ Năm_26/11/2020 Chuyên mục: Điện tử

Trong khi nhiều ngành sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 thì lĩnh vực sản xuất điện tử vẫn tăng trưởng khá. Việt Nam đang là điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các nhà sản xuất điện tử, đặc biệt trong bối cảnh chuyển dịch sản xuất, phân bổ rủi ro, tránh chỉ tập trung vào Trung Quốc.

​Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tháng 10/2020 tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 10 tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất của ngành tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước.

Bảng 1: Chỉ số sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tháng 10 và 10 tháng năm 2020

Tên ngành
Tháng 10/2020
so với
tháng 9/2020 (%)
Tháng 10/2020
so với
tháng 10/2019 (%)
10T/2020
so với
10T/2019 (%)
Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học100,5116,9109,6
Sản xuất linh kiện điện tử101,2104,2106,8
Sản xuất thiết bị truyền thông100,9117,3110,4
Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng95,4149,5109,6

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Bảng 2: Sản lượng một số sản phẩm máy tính và linh kiện điện tử tháng 10 và 10 tháng năm 2020

n sản phẩmĐVTTháng 10/2020So tháng 9/2020 (%)So tháng 10/2019 (%)10T/2020So với 10T/2019 (%)
Thiết bị điện dùng cho hệ thống đường dây điện thoại, điện báo và hệ thống thông tin điện tửTriệu đồng50.780.293-16,29-23,34375.124.4049,65
Óng camera truyền hình; bộ chuyển đổi hình ảnh và bộ tăng cường hình ảnh; ống đèn âm cực quang điện khácChiếc32.987.615-5,83-10,24256.374.7892,03
Loa đã hoặc chưa lắp vào hộp loaCái20.669.854-15,34-15,99196.259.6431,86
Dịch vụ sản xuất linh kiện điện tửTriệu đồng10.813.501-31,49-32,91107.185.82419,21
Tai nghe không nối với microCái5.576.280-11,45-14,1853.840.559-11,78
Máy thu hình (Tivi,...)Cái1.253.878-39,73-39,9015.283.51223,05
Thiết bị bảo vệ mạch điện khác dùng cho điện áp ≤ 1000 V chưa được phân vào đâuCái1.088.390-23,32-24,4812.475.71623,92
Máy tính bảng có giá dưới 3 triệuCái1.264.889-22,04-2,7011.212.98214,33
Màn hình khác (trừ loại sử dụng với máy xử lý dữ liệu tự động)Cái730.315-46,95-46,4110.161.72211,09
Bộ phận của các linh kiện điện tử khác chưa được phân vào đâuKg980.918-0,22-2,519.145.8671,52
Bộ nguồn cấp điện liên tục (UPS) dùng cho các thiết bị xử lý dữ liệu tự động, máy phụ trợ của chúng và thiết bị viễn thôngChiếc916.19917,82-1,528.868.97920,64
Dịch vụ sản xuất dây, cáp điện và điện tử khácTriệu đồng883.489-6,28-13,998.799.857-8,52
Mạch điện tử tích hợp1000 chiếc1.195.08524,2127,438.154.1397,37
Máy tính bảng có giá từ 3 đến dưới 6 triệuCái356.364-26,96-29,993.851.80222,66
Máy tính bảng có giá từ 6 - dưới 10 triệuCái2.299-99,30-99,161.712.73735,17
Máy in offset, in theo tờ, loại sử dụng trong văn phòngChiếc120.86411,042,531.027.905-22,54
Pin khác1000 viên28.578-22,75-20,87320.1602,26
Dây cách điện đơn dạng cuộn bằng đồngTấn27.016-0,44-2,79255.1192,63
Dây dẫn điện khác dùng cho hiệu điện thế ≤ 1000VTấn14.794-13,82-11,30142.3627,08
Cáp đồng trục và dây dẫn điện đồng trục khácTấn13.1922,18-9,40115.402-2,52
Bộ phận của máy in sử dụng các bộ phận in như khuôn in, trục lăn và các bộ phận in khác, trừ máy in offset loại sử dụng trong văn phòngTấn1.62962,0438,049.429-29,59
Bộ phận của máy tính, máy tính tiền, máy đóng dấu miễn cước bưu phí, máy bán vé và các máy tương tự, có gắn với bộ phận tính toán (trừ máy bán hàng, máy ATM và các máy tương tự)Tấn118-9,61-13,441.312-1,14
Ắc quy điện bằng axít - chì dùng để khởi động động cơ pittông1000 Kwh29-8,48-7,94268-8,23

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Thống kê

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với sự chuyển dịch của nhiều nhà sản xuất điện tử vào Việt Nam đã và đang làm nóng lên mối quan tâm của Chính phủ, các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp và nhiều doanh nghiệp trong ngành điện tử về sự hình thành và phát triển chuỗi cung ứng trong nước. Các hãng điện tử lớn nhất trên thế giới đã có đầu tư sản xuất lắp ráp tại Việt Nam như: Samsung, LG, Foxconn, Panasonic, Canon, Intel,... Đặc biệt là sự hình thành của nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: EVFTA, CPTPP, RCEP,... cùng với sự hội nhập sâu rộng, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và sự chuyển dịch của dòng vốn đầu tư sang Việt Nam của nhiều nhà sản xuất lớn trên thế giới, đang khiến Chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp trong nước và quốc tế ngày càng quan tâm hơn đến việc hình thành một chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp ngành điện tử nội địa, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, tạo nhiều cơ hội đầu tư, sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp điện tử Việt Nam.

Trong tháng 11 vừa qua, có thêm nhiều DN FDI lĩnh vực điện tử đầu tư mở rộng sản xuất vào nước ta. Cụ thể:

Ngày 14/11/2020, Universal Scientific Industrial (USI) đã khởi công nhà máy lắp ráp và sản xuất bảng mạch điện tử tại Khu công nghiệp DEEP C Hải Phòng với số vốn đầu tư ban đầu là 200 triệu USD (dự kiến tăng vốn đầu tư lên mức 400 triệu USD trong giai đoạn tiếp theo). 

Nhà máy với quy mô 65.000m2 dự kiến đưa vào vận hành vào quý 3/2021 với công suất sản xuất lên tới 14 triệu sản phẩm tương đương với 57,6 tấn hàng năm, tạo ra gần 2000 cơ hội việc làm, là nơi ươm mầm cho những nhân tài trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm điện tử cao cấp, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Hải Phòng và các ngành công nghiệp công nghệ cao.

USI được kỳ vọng sẽ trở thành nhà sản xuất chủ lực trong ngành sản xuất thiết bị điện tử đang lên của Hải Phòng thông qua việc hình thành một trung tâm sản xuất mới đóng góp vào sự phát triển của chuỗi cung ứng điện tử. 

USI là một thành viên của tập đoàn ASE Technology Holding với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành dịch vụ sản xuất thiết bị điện tử và phát triển công nghệ đầu ngành của Tập đoàn ASE. Nhờ đó USI sản xuất được các sản phẩm đa dạng trong lĩnh truyền thông không dây, máy tính và lưu trữ, điện tử tiêu dùng, công nghiệp và ô tô trên toàn thế giới. USI có một mạng lưới dịch vụ bán hàng rộng khắp ở Mỹ, Châu Âu và Châu Á; cũng như các cơ sở sản xuất tại Trung Quốc, Đài Loan, México và Ba Lan.

Tiếp đó, ngày 25/11/2020, Foxconn, tên chính thức là Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hồng Hải, đã công bố khoản đầu tư 270 triệu USD để thành lập một công ty con mới có tên FuKang Technology nhằm giúp mở rộng hoạt động sản xuất sang Việt Nam. Theo đó, Foxconn sẽ sản xuất các linh kiện máy tính tại Việt Nam, tương tự như việc sản xuất linh kiện TV của công ty Sony Nhật Bản. Động thái của công ty Đài Loan được cho là nhằm đa dạng hóa hoạt động sản xuất để giảm thiểu thiệt hại do cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gây ra; đồng thời tận dụng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vừa được ký kết.

RCEP được ASEAN và 5 đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand ký kết ngày 15/11/2020 nhằm giảm thuế quan và thúc đẩy giao thương thông suốt tại khu vực châu Á. Foxconn dự định triển khai sản xuất trên quy mô toàn diện tại Việt Nam để được hưởng lợi từ thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới này. Hiện tại, phần lớn hoạt động sản xuất của Foxconn được đặt tại Trung Quốc đại lục. Dù Trung Quốc tham gia RCEP, những bất ổn xung quanh quan hệ Mỹ - Trung đã khiến nhiều công ty, trong đó có Foxconn, tìm cách đa đạng hóa địa bàn sản xuất. Trong khi đó, cũng tham gia RCEP, Việt Nam có vị trí địa lý gần với Trung Quốc nên thuận tiện cho hoạt động vận chuyển và có chi phí nhân công rẻ. Điều này khiến các doanh nghiệp lớn ngày càng quan tâm đầu tư vào Việt Nam.

Công ty Foxconn hiện đang xây dựng dây chuyền lắp ráp để sản xuất máy tính bảng iPad và máy tính xách tay MacBook của Apple tại một nhà máy ở tỉnh Bắc Giang, Việt Nam. Cụ thể, Foxconn sẽ không chuyển toàn bộ hoạt động sản xuất sang Việt Nam mà sẽ bắt đầu lắp ráp các sản phẩm của Apple tại nước này vào đầu năm 2021.

Công ty này đang có kế hoạch tạo ra hai chuỗi cung ứng để phục vụ cho cả thị trường Trung Quốc và Mỹ. Khi việc sản xuất các mặt hàng của Apple ở Việt Nam bắt đầu sẽ đánh dấu lần đầu tiên Foxconn lắp ráp các thiết bị linh kiện từ bên ngoài Trung Quốc.

Foxconn đang gấp rút triển khai kế hoạch nhằm giảm phụ thuộc vào hoạt động sản xuất tại Trung Quốc. Công ty này đặt mục tiêu đưa nâng tỷ trọng sản xuất bên ngoài Trung Quốc lên hơn 30%. 

Trước đó, ngày 17/11/2020, nhà máy của Foxconn tại Khu công nghiệp Đông Mai, Quảng Ninh đã xuất xưởng lô màn hình tinh thể lỏng đầu tiên tại Việt Nam. Quảng Ninh là địa phương thứ hai tại Việt Nam (sau Bắc Ninh) được Foxconn lựa chọn để đầu tư, với diện tích 100.000 m2. Theo kế hoạch, tới cuối năm 2020, nhà máy của Foxconn tại Khu công nghiệp Đông Mai sẽ sản xuất khoảng 20.000 màn hình tinh thể lỏng công nghệ cao và xuất khẩu chủ yếu sang Slovakia, Mexico, Ấn Độ... với giá trị xuất khẩu khoảng 250.000 USD. Năm 2021, nhà máy sẽ sản xuất khoảng 1 triệu màn hình với giá trị xuất khẩu khoảng 250 triệu USD và nâng dần lên 500 triệu USD, 1 tỷ USD vào những năm tiếp theo. 

Các công ty đối thủ của Foxconn như hãng sản xuất điện tử Pegatron và nhà sản xuất theo hợp đồng Wistron cũng đã có kế hoạch mở rộng hoạt động sang Việt Nam. ​

Tác giả: Ban biên tập tổng hợp (TT)
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

ĐỐI TÁC