Sau những nỗ lực phục hồi sản xuất, ngành da giày đã đạt được những thành công nhất định trong năm 2022. Tuy nhiên, trước những tác động bất lợi của tình hình kinh tế thế giới khiến ngành da giày cũng chịu không ít những khó khăn những tháng đầu năm 2023. Ở các nước châu Âu, Mỹ, tình hình lạm phát tăng cao, tổng cầu giảm khiến các đơn hàng sụt giảm.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù trong 10 tháng năm 2022 đạt kim ngạch 3,39 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm trên 1,08% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta trong 10 tháng năm 2022.
Trong 11 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2021; sản lượng giày, dép da ước đạt 267,4 triệu đôi, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu giày dép của Pakistan đang tăng trưởng
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép các loại của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong 10 tháng năm 2022 đạt 1,23 tỷ USD, tăng 1,17% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép các loại của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong 10 tháng năm 2022 đạt 8,42 tỷ USD, tăng 40,86% so với cùng kỳ năm 2021.
Việt Nam là nhà sản xuất giày dép lớn thứ ba ở châu Á, và thứ tư trên thế giới. Sản lượng xuất khẩu giày dép của Việt Nam chỉ đứng sau thị trườngTrung Quốc . Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu hơn 1 tỷ đôi giày các loại sang nhiều thị trường trên thế giới, mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
Số lượng cá nhân có thu nhập cao (HNI) ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu về giày đặt làm (cao cấp) tăng đột biến. Những tiến bộ trong công nghệ như in 3D và cảm biến tiên tiến cũng sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất giới thiệu các thiết kế giày sáng tạo.
Hiển thị 1 đến 10 trong 227 mục