Ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng ban Kế hoạch chiến lược Công ty Ô tô Toyota Việt Nam: "Nhìn vào quy mô thị trường vn vs khoảng 100 triệu dân và sức mua tầng lớp trung lưu ngày càng tăng trưởng cũng như nhu cầu sở hữu otoo chuyển dịch từ xe 2 bánh sang 4 bánh là xu thế tất yếu cho nên chúng tôi nhìn thấy dư địa thị trường sẽ rất tốt."
Bà Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch , Tổng Thư ký Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI): "khi mà phân tích về các giai đoạn ô tô hóa trong công nghiệp ô tô thì vn thì khoảng 10 năm nữa vn sẽ dùng ô tô nhiều sản lượng otoo sẽ lên đến khoảng 1triệu xe 1 năm. thế thì cơ hội sẽ là có".
Cùng với nhu cầu sử dụng ô tô ra tăng, cơ hội dành cho các doanh nghiệp sản xuất linh, phụ kiện phụ trợ cho công nghiệp sản xuất ô tô cũng không nhỏ. Việt Nam đang có sự hiện diện của của hầu hết các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới nên nhu cầu sản phẩm phụ trợ rất lớn là cơ hội cho các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, từ đó tăng tỷ lệ nội địa hóa đồng thời thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô phát triển.
Cùng với Chính phủ, các địa phương đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút đầu tư.
Bà Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch , Tổng Thư ký Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI): "doanh nghiệp linh kiện phụ tùng thì vẫn có cơ hội vì họ vẫn có thể làm những phần linh kiện đi sau hoặc là họ sẽ có thể tham dự vào cái chuỗi ở đâu đấy trong khu vực nếu như doanh nghiệp của mình tốt lên"
Nhận thấy tiềm năng từ ngành sản xuất linh kiện phụ tùng ngành sản xuất ô tô nhiều doanh nghiệp đã và đang chủ động cải tiến sản xuất tìm kiếm cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất ô tô.
Ông Nguyễn Công Hiệu, Phó Giám đốc Công ty Nhật Minh : "Việt nam đang nỗ lực trở thành công xưởng của thế giới cho nên là cn hỗ trợ của vn tôi nghĩ là về tương lai sẽ phát triển rất tốt. Công ty dự kiến sẽ cải tiến về 5s, về quản lý về giao hàng để đạt được hiệu suất cao hơn"
Thời gian gần đây, để chủ động nguồn linh kiện, gia tăng hàm lượng sản xuất trong nước theo chủ trương của Chính phủ, một số doanh nghiệp lớn như Thaco, Hyundai Thành Công và VinFast đã chủ động đầu tư cho CNHT song song với việc đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô. Thaco đã thành công khi đầu tư vào sản xuất linh kiện phụ tùng quy mô lớn vừa gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, vừa xuất khẩu ô tô và linh kiện phụ tùng. Hàng loạt sản phẩm linh phụ kiện của Thaco đã được xuất sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Italia, Nga, Campuchia, Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan... và đang triển khai nhiều dự án xuất khẩu sang các thị trường mới như Mỹ, Canada, Australia.
Ông Võ Trung Chính, Phó Giám đốc Kinh doanh Linh kiện phụ tùng CTCP Ô tô Trường Hải Chu Lai: "Hiện Thaco cũng có các nhà máy công nghiệp hỗ trợ và lắp ráp chế tạo, các ngành nghề cũng như những sản phẩm Thaco mong muốn. Có 2 vấn đề chúng ta phải cải tiến để đáp ứng được nhu cầu của bên mua, đó là chất lượng sản phẩm và giá thành phải cạnh tranh."
Với sự nỗ lực tham gia vào thị trường của doanh nghiệp, hiện nay, kim ngạch xuất khẩu giúp nhóm hàng phụ tùng ô tô Việt Nam vẫn đang đứng trong nhóm 10 sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao nhất. Điều này cho thấy chất lượng các sản phẩm linh kiện phụ tùng của Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất từ các đối tác nước ngoài
Nếu nhìn vào nhu cầu của thị trường thì triển vọng thị trường ô tô tại Việt Nam trong khoảng một thập niên tới đang dần hiện hữu. Chúng ta đã có những doanh nghiệp thuần Việt tham gia vào thị trường ô tô thế giới. Bộ Công thương dự báo, đến năm 2025 nhu cầu thị trường trong nước đạt khoảng 800.000 xe/năm. Tuy nhiên, nếu ngành công nghiệp ô tô tiếp tục yếu thế thì khó được hưởng lợi và thị trường lớn sẽ dành cho xe nhập khẩu. Để hiện thực hóa sức mua của thị trường trở thành sự phát triển của ngành công nghiệp, cũng như cho nền kinh tế cần có sự chủ động chuẩn bị từ phía doanh nghiệp, cùng với đó là một hệ thống các chính sách khuyến khích ưu đãi sản xuất trong nước thật hấp dẫn và mang tính dài hạn.
Ban Biên tập tổng hợp
Tác giả: Ban Biên tập tổng hợp